Hanh Rom's Blog

Công việc của Nhân viên thu mua (Purchaser)

Đối với những công ty nhập khẩu sẽ có bộ phận thu mua hàng ( Purchasing), nhân viên thu mua (Purchaser) để hỗ trợ công ty mua được nguồn cung ứng với giá rẻ nhất, chất lượng tốt nhất, cung ứng kịp thời nhất, cùng phối hợp với bộ phận sản xuất, kinh doanh đem lại nguồn lợi nhuận tối đa cho công ty và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Sau đây là sơ đồ những việc cần làm cho quá trình thu mua hàng hóa (nhấp vào hình để xem rõ hơn):

Mình sẽ tóm gọn sơ đồ trên làm 3 phần.

1, Xác định yêu cầu và nhu cầu thu mua.

Ngay sau khi nhận được yêu cầu thu mua nguồn hàng từ các bộ phận có nhu cầu, nhân viên thu mua phân tích, xác định rõ những yêu cầu về kích thước, thành phần, màu sắc, và một số các thông số kỹ thuật của hàng hóa,…tiến hành lập kế hoặc thu mua.

2, Lập kế hoạch thu mua.

– Đối với những hàng hóa đã nhập nhiều lần trước đó.

Một công ty đã hoạt động lâu năm sẽ có những mối quen chuyên cung cấp nguồn hàng, khi nhận được những yêu cầu thu mua quen thuộc, nhân viên thu mua sẽ liên hệ lại với những nguồn cung cũ để thu mua. Điều này sẽ giúp rút gọn được quá trình thu mua rất nhiều vì nguồn cung cũ đã quen với yêu cầu hàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán,… không cần phải thỏa thuận lại nữa.

Tuy nhiên, nhân viên thu mua cũng nên check giá các nguồn khác để nắm được giá cả thị trường, tránh bị nhà cung cấp cũ xỏ mũi, và cũng có cơ hội để tìm kiếm được nhà cung cấp tốt hơn.

– Đối với hàng hóa mới.

Nhân viên thu mua gửi bảng kê hàng hóa, cùng các yêu cầu và đặc tính kèm theo đến nhiều nhà cung cấp khác nhau, để nhận lại được bảng báo giá. Nhân viên thu mua nên lưu giữ cho mình 1 list các danh sách nhà cung cấp để dùng khi cần, vì có khi đối với mặt hàng này nhà cung cấp này đưa ra giá cao nhưng họ lại mạnh về 1 mặt hàng khác mà có lúc bạn sẽ phải cần đến họ.

3, Tiến hành thu mua hàng hóa.

– Lập ra list danh sách các nhà cung cấp tiềm năng, đáp ứng được yêu cầu hàng hóa cần thu mua.

– Liên hệ , yêu cầu báo giá.

– Chọn lọc 1 số nhà cung cấp có giá cả tốt hơn và nguồn hàng chất lượng hơn.

– Đàm phán giá cả để nhận được giá tốt hơn giá được đưa ra.

– Yêu cầu sử dụng sản phẩm mẫu.

==> Lựa chọn được nhà cung cấp hợp lý.

– Ký kết hợp đồng mua bán.

– Nhận hàng.

– Kiểm tra chất lượng, số lượng, chỉ tiêu hàng so với hợp đồng và so sánh với sản phẩm mẫu nhận được trước đó.

– Thanh toán hợp đồng.

– Cung ứng đến các bộ phận liên quan hoặc lưu kho tồn trữ.

– Rút ra kết luận để thuận lợi cho lần nhập hàng sau.

Việc thu mua không những cần phải mua được hàng hóa với giá rẻ nhất, đạt chất lượng tốt nhất mà còn phải cung ứng kịp thời cho việc sản xuất, kinh doanh của công ty, tránh gây trì trệ quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Vì thế, nhân viên thu mua cần phải nhanh nhẹn, nhạy bén, có khả năng đàm phán cao đặc biệt là giá cả, cẩn thận trong soạn thảo chứng từ, giấy tờ, có khả năng giải quyết tình huống tốt.

 

Exit mobile version