Sau 7 năm gia nhập WTO, ngành Logistics tại Việt Nam có nhiều bước tiến triển tích cực thấy rõ. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam vẫn thua xa so với các doanh nghiệp nước ngoài. Hầu hết, các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam chỉ phụ trách các mảng như làm thủ tục hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi… cho các công ty Logistics nước ngoài. Các bất cập liên tiếp diễn ra, chính phủ Việt Nam đã nhiều lần ra tay để cải thiện tình hình, đưa ngành Logistics nước nhà ngày càng hoàn thiện hơn.
Bạn đọc tham khảo thêm bài viết “Nhân viên Forwarder cần chuẩn bị hành trang gì ?”
Đây là một số vấn đề về Logistics Việt Nam trong những năm gần đây :
Thuận lợi :
- Logistics là loại hình dịch vụ mới mẻ tại Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất – kinh doanh, được xem là tâm điểm của sự phát triển kinh tế, thương mại của đất nước.
- Việt Nam có đường bờ biển dài là một thuận lợi lớn đối với Logistics tại Việt Nam, cơ bản đã có đủ các hệ thống đường sông, biển, bộ, hàng không, sắt và mạng lưới giao thông xuyên quốc gia.
- Việt Nam tham gia vào WTO và trở thành một quốc gia mở cửa buôn bán hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với quốc tế, tạo điều kiện cho quá trình giao dịch, buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam với các nước.
- Nguồn vốn ODA đổ xô vào Việt Nam ngày càng tăng với mục đích phát triển cơ sở hạ tầng, một nền tảng vững chắc cho Logistics tương lai.
- Đất nước đang đẩy mạnh quá trình cải cách chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với quốc tế.
- Các doanh nghiệp chọn Việt Nam làm vị trí đặt cơ sở sản xuất, gia công ngày càng tăng, đã tạo ra cơ hội rât lớn trong việc xây dựng một mạng lưới giao nhận kho vận hoạt động hiệu quả.
Khó khăn :
- Quy mô các công ty chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ thường gặp khó khăn về công nghệ và nguồn vốn khiến công ty thiếu tính cạnh tranh, kinh nghiệm, chuyên nghiệp, không đủ tài chính để xây dựng đại lý nước ngoài.
- Nhân lực Logistics tại Việt Nam vừa thiếu vừa yếu. Vì Logistics còn khá mới mẻ, nên nguồn nhân lực có kinh nghiệm dày dặn và chuyên nghiệp khá hiếm, các trường lớp đào tạo thiếu bài bản, sơ xài.
- Trình độ công nghệ Logistics tại Việt Nam rất yếu so với thế giới, sử dụng lao động tay chân khá nhiều, chưa vận dụng tối đa khoa học điện tử gây lạc hậu và thiếu năng suất, ví dụ như việc áp dụng tin học trong quản trị kho như mã vạch, chương trình quản trị kho.
- Hiện tại cơ sở hạ tầng của Logistics Việt Nam còn nghèo nàn, các cảng ách tắc, các con tàu chưa được trang bị thiết bị dỡ container hiện đại, đường bộ chật hẹp ít được nâng cấp, đường hàng không nghèo nàn, phương tiện máy bay còn ít, chủ yếu thiết kế chở người , chưa đáp ứng được chuyên chở hàng hóa mùa cao điểm.
- Kho bãi ở cảng bề bộn gây khó khăn cho việc tìm container, kiếm hàng và rút hàng về kho.
- Pháp luật trong Logistics vẫn chưa được hoàn thiện, nhiều quy định ban hành chồng chéo, chưa có sự thống nhất
- Giá cả dịch vụ Logistics tại Việt Nam tương đối rẻ nhưng dịch vụ không chắc chắn và các công ty giao nhận địa phương kém phát triển đã làm cho tình trạng trở nên khó khăn hơn khi chiếm lĩnh thị trường Logistics trong nước.
- Có nhiều chi phí phát sinh trong vấn đề làm việc với hải quan.
Có thể thấy, các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam đang đối mặt hết những khó khăn này đến khó khăn kia. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong ngành cả về năng lực, kinh doanh, tổ chức, quản lý cho đến tài chính không ngừng gia tăng, như một thách thức đối với doanh nghiệp mới vào nghề. Để có được một nền Logistics nước nhà vững mạnh, bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế thế giới, trước hết chính phủ cần có những chính sách nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ; cải thiện và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại từ đường bộ, thủy, sắt cho đến hàng không. Đề ra những biện pháp diệt trừ mầm móng gây suy giảm chất lượng ngành Logistics ngay từ đầu. Mọi chính sách, chủ trương đưa ra, không có mục đích gì ngoài mục đích tối đa hóa hiệu quả, chất lượng dịch vụ Logistics tại Việt Nam, vì một Logistics nước nhà.