Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là một loại chứng từ quan trọng trong XNK, nó thể hiện nguồn gốc, xác nhận quốc gia, nơi sản phẩm được nhập khẩu hoặc nơi xuất xứ của một phần hoặc tất cả các bộ phận hay nguyên vật liệu được sử dụng vào quy trình hoàn thành sản phẩm.
Phòng thương mại và lãnh sự quán của quốc gia là nơi nhận trách nhiệm phát hành C/O. Giấy chứng nhận xuất xứ thường có hình thức và tiêu chuẩn chung, có mẫu sẵn tại lãnh sự quán. Ngoài một số trường hợp ngoại lệ, một số quốc gia có yêu cầu riêng về hình thức C/O cho nước mình.
Mẫu C/O của Ấn Độ :
Một số thông tin được thể hiện trong C/O:
- Thông tin nước xuất khẩu
- Thông tin nước nhập khẩu
- Địa điểm nhận hàng hóa.
- Tuyến đường quy hoạch
- Số lượng hàng
- Tổng trọng lượng tịnh
- Mô tả về hàng hóa
- Mô tả các dấu hiệu đóng gói
- Các nước xuất khẩu
- Nguồn gốc của giấy chứng nhận
Một số quốc gia yêu cầu phải có C/O cho tất cả các mặt hàng khi nhập khẩu vào nước đó, Ví dụ : Tại Hoa Kỳ, tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào đây phải có C/O rõ ràng. Trong khi đó, một số nước khác chỉ yêu cầu một văn bản như trên hàng hóa quy định mà thôi
Mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
+ Đối với nhà nhập khẩu : Cầm trên tay một bản C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu giúp số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn. Cũng vì thế mà các bác hải quan soi rất kỹ khi bạn làm thủ tục hải quan với những lô hàng có C/O.
+ Đối với nhà xuất khẩu : nhà XK không được hưởng lợi từ C/O ngoài việc hoàn thành thủ tục để XK được lượng hàng của mình, đôi khi C/O còn đến lại rắc rối cho nhà XK
+ Đối với Nhà nước : giấy chứng nhận xuất xứ có một số vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch…
+ Ngoài ra, Giấy chứng nhận xuất xứ cũng có mục đích chính trị và có thể được sử dụng trong quá trình tẩy chay như đối với Liên Minh Nam Phi trong những năm 1980 và đầu những năm 1990.
Giấy chứng nhận xuất xứ được chuẩn bị bởi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất và không cần phải nộp cho hải quan, nhưng nó phải được giữ bởi các nhà nhập khẩu trong năm năm.
Các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ:
Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) mà bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào. Hiện phổ biến có những loại sau đây:
- C/O mẫu A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP)
- C/O mẫu AANZ(ASEAN – Australia – New Zealand)
- C/O mẫu AI (ASEAN – Ấn Độ)
- C/O mẫu AJ (ASEAN – Nhật Bản)
- C/O mẫu AK(ASEAN – Hàn Quốc)
- C/O mẫu D(các nước trong khối ASEAN)
- C/O mẫu E(ASEAN – Trung Quốc)
- C/O mẫu S (Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia)
- C/O mẫu VC (Việt Nam – Chile)
- C/O mẫu VJ (Việt nam – Nhật Bản)
Nơi cấp C/O
Hiện nay, Bộ công thương có quyền cấp C/O. Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định:
- VCCI: cấp C/O form A, B…
- Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …
- Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK…