Saturday , October 5 2024
Trang chủ / Logistics / Ủy thác nhập khẩu – Rủi ro ủy thác nhập khẩu

Ủy thác nhập khẩu – Rủi ro ủy thác nhập khẩu

 1. Ủy thác nhập khẩu là gì ?

Ủy thác nhập khẩu là khi công ty A cần công ty B đứng ra đại diện nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam, đứng tên trên giấy tờ hải quan, làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng được yêu cầu về Việt Nam.

ủy thác nhập khẩu

2. Đối tượng cần ủy thác nhập khẩu.

Tại sao các công ty A lại cần ủy thác cho công ty B nhập hàng về mà mình không tự đứng ra nhập ? Khi công ty A thuộc các đối tượng bên dưới đây ( còn công ty B hầu hết là công ty về dịch vụ vận tải Forwarder đứng ra làm trung gian) :

 

– Là cá nhân, không phải là công ty nên không có chức năng nhập khẩu.

– Doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu, tuy nhiên mặt hàng muốn nhập không nằm trong danh sách các hàng được phép nhập khẩu (mỗi doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu 1 số mặt hàng nhất định trong giấy phép nhập khẩu ).

– Doanh nghiệp có đầy đủ chức năng, tuy nhiên đây là một mặt hàng mới, doanh nghiệp cảm thấy không đủ kinh nghiệm nhập ( đặc biệt đối với các mặt hàng khó nhập khẩu vào VN, bị yêu cầu nhiều giấy tờ, thủ tục,… ) , nên ưu tiên phương pháp thuê công ty dịch vụ để ủy thác nhập khẩu làm vì họ có nhiều kinh nghiệm giải quyết mọi việc nhanh hơn.

ủy thác xuất nhập khẩu

– Doanh nghiệp mới thành lập, chưa rõ các quy trình và hình thức làm việc với hải quan cũng như quy trình nhập khẩu hàng hóa, cần thuê bên dịch vụ làm mẫu.

– Không tin tưởng shipper đầu nước ngoài, cần thuê công ty FWD có đại lý đầu người bán, để liên hệ, thay mặt kiểm tra hàng hóa thực bên trong, quá trình đóng hàng, kiểm chứng công ty của shipper không phải công ty ảo,… ( Lúc này shipper phải thuê bên dịch vụ làm theo điều kiện EXW(*) để kiểm tra ngay từ khâu đầu tiên tại xưởng người bán).

Để hiểu EXW là gì tìm hiểu thêm bài viết :  INCOTERMS 2010 – Những điều cần lưu ý 

3. Rủi ro trong ủy thác nhập khẩu.

Đối với nhà nhận ủy thác ( Công ty Forwarder) :

Việc nhận ủy thác nhập khẩu rủi ro rất cao đối với công ty nhận ủy thác, vì thay mặt cho người nhập khẩu đứng tên trên giấy tờ, chịu mọi trách nhiệm pháp lý khi nhập hàng vào, vì vậy nếu mặt hàng bên trong là loại hàng cấm nhập khẩu, thì người được mời lên đầu tiên là người đứng tên trên giấy tờ.

Vì vậy để tránh rủi ro, bên nhận ủy thác nhập khẩu nên :

  • Chỉ nhận nhập ủy thác theo điều kiện EXW ( Giao hàng tại xưởng người bán). Theo đó, công ty FWD có thể nhờ đại lý của mình ở nước ngoài kiểm tra hàng hóa thật bên trong, để đảm bảo hàng hóa khai báo đúng sự thật, không bị lừa trúng hàng cấm, và biết rõ hàng để làm việc với hải quan ở VN dễ hơn.
  • Ký hợp đồng ủy thác nhập khẩu giữa công ty FWD và người nhập hàng ( bên cần ủy thác), để tránh rủi ro tốt nhất, trên hợp đồng có khai báo rõ giao ước về hàng hóa khai trên giấy tờ và theo hợp đồng,  bên cần ủy thác sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm khi hàng hóa khai báo sai sự thật.
  • Cẩn trọng trong việc làm các giấy tờ, chứng từ nhập hàng.

rủi ro ủy thác nhập khẩu

 

Đối với bên cần ủy thác :

Có tiền thuê dịch vụ là một chuyện, tuy nhiên bạn nên chủ động chuẩn bị kỹ càng cho chính mình, vì đây là hàng hóa của mình.

  •  Kiểm tra kỹ về hàng hóa, có thuộc dạng hàng cấm nhập khẩu hay không, khi nhập khẩu vào cần những giấy tờ gì để không bị các công ty FWD yêu cầu làm những điều không cần thiết.
  • Việc ủy thác nhập khẩu sẽ làm lộ thông tin nhà cung cấp hàng đầu nước ngoài cũng như giá cả hàng hóa.

Hôm nay mình đã trao đổi xong về ủy thác nhập khẩu, từ đó các bạn có thể nhìn ra về Ủy thác xuất khẩu. Ủy thác xuất nhập khẩu đều rất phổ biến trong xuất nhập khẩu, nên các bạn rất nên tìm hiểu kỹ nhé.

Tác giả Hạnh Nguyễn

Mình tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, mong muốn được hoạt động và nghiên cứu trong ngành xuất nhập khẩu, rất thích được chia sẻ những kiến thức của mình đến mọi người, rất mong những bài viết chia sẻ của mình có thể giúp ích được các bạn.

Xem thêm

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng quan trọng ?

Quản trị chuỗi cung ứng ( Supply Chain Management – SCM ) là một yếu …